Vì sao tai ương sẽ giáng xuống thầy trò Tô Lâm – Lương Tam Quang trong tương lai không xa?

Theo ước tính, lực lượng Công an Việt Nam có khoảng 1,5 triệu nhân sự, được cho là quá đông so với quy mô dân số và nhu cầu thực tế. Việc tinh giản lực lượng này, được coi là cần thiết, để giảm gánh nặng ngân sách.

Nhưng Bộ Công an vẫn tỏ ra án binh bất động. Điều này đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của lực lượng “thanh kiếm và lá chắn”, khi có nhiều dấu hiệu cho thấy, họ muốn tạo ra một lãnh địa “bất khả xâm phạm”.

Đây chính là lý do vì sao, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có những động thái, nhằm thúc đẩy việc tinh gọn bộ máy Công an.

Cụ thể, ngày 11/12/2024, Chủ tịch nước Lương Cường, với tư cách Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh, đã đến thăm và làm việc với Bộ Công an. Ông Cường đã yêu cầu Bộ Công an tinh gọn bộ máy, trên tinh thần “tinh, gọn, mạnh”, để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Sau đó, vào ngày cuối năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong vai trò Trưởng ban Chỉ đạo về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, đã nhấn mạnh việc cần hoàn thiện, sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Công an, chống “chạy chọt” vì lợi ích cá nhân.

Nhiều vụ việc cho thấy, các cán bộ, chiến sĩ công an bị cáo buộc tham nhũng và lạm quyền. Truyền thông quốc tế đã nhiều lần chỉ trích rằng, Công an Việt Nam làm việc không dựa trên luật pháp và thiếu tình người. Điều đó đã làm suy giảm uy tín của họ trong mắt công chúng.

Đến ngày 7/1/2025, tại Hội nghị tổng kết công tác Tổ chức Cán bộ ngành Công an, Đại tướng,  Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã tuyên bố: “Quá trình bố trí, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy phải công tâm, khách quan, và mạnh dạn đưa ra khỏi vị trí các cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín”.

Theo giới quan sát, đây là một quyết định đúng đắn và mang tính đột phá.

Hiện nay, nhiều cán bộ, chiến sĩ công an có lối sống buông thả, tham nhũng và lạm quyền. Đa số công an viên sở hữu khối tài sản lớn, vượt xa mức lương chính thức mà họ được hưởng. Điều này tạo điều kiện cho lối sống hưởng thụ và vi phạm pháp luật. Ví dụ, vụ việc 2 nữ cảnh sát ở Hải Phòng bị bắt quả tang tham gia “tiệc” ma túy, đã cho thấy điều đó.

Tổng Bí thư Tô Lâm đi lên từ vị trí Bộ trưởng Bộ Công an – được báo The Economist mô tả là một “chính khách thực dụng, thiên về tư bản và thích hưởng thụ”. Bài viết cũng nhấn mạnh sự kiện Bộ trưởng Công an Tô Lâm xơi “bò dát vàng”, với giá bằng nhiều tháng lương của ông, trong đại dịch Covid-19, như một minh chứng cho lối sống xa hoa của ông.

Đánh giá này cho thấy, trong mắt truyền thông quốc tế, ông Tô Lâm được nhìn nhận là một lãnh đạo gây tranh cãi, đặc biệt khi ông đang giữ vị trí người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.

Công luận nhận xét rằng, “thầy nào thì tớ ấy”, ông Lương Tam Quang là một “đệ tử ruột” và là đồng hương của ông Tô Lâm, chắc chắn, sẽ chịu ảnh hưởng lớn về mặt đạo đức.

Theo giới thạo tin, gần đây, Bộ trưởng Quang đã vướng vào một số vụ việc gây tranh cãi, được truyền thông quốc tế đưa tin. Trong chuyến thăm Nga vào tháng 9/2024, Bộ trưởng Quang và đoàn tháp tùng bị An ninh Sân bay Saint Petersburg câu lưu hơn 2 giờ đồng hồ.

Do An ninh Nga phát hiện, trong hành lý của đoàn có 12 chân gấu Bắc cực và 2 con hổ Amur đã lột da. Đây là những động vật quý hiếm, bị cấm buôn bán và vận chuyển. Sự việc này đã ảnh hưởng đến uy tín của Bộ Công an Việt Nam trên trường quốc tế.

Công luận đặt câu hỏi, phải chăng, đây là hệ quả của việc “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Tổng Bí thư và Bộ trưởng Công an đều là lãnh đạo cấp cao của quốc gia, xin đừng quên, trong thuật trị quốc, người xưa đã nói:

“Nếu một người mà phẩm đức thấp kém, tài năng hèn mọn, nhưng thân lại ở địa vị cao quý, thì nhất định sẽ có tai ương giáng xuống không xa!”

 

Trà My – Thoibao.de