Đến lúc “chạy nước rút”, Phạm Minh Chính công khai đối đầu Tô Tổng, hay còn chờ?

Năm 2024 là một năm đầy biến động trên chính trường Việt Nam, với cái chết của ông Nguyễn Phú Trọng, sự thành công của ông Tô Lâm và nhóm Hưng Yên.

Thực ra, 2 sự kiện này có mối liên kết hữu cơ với nhau. Ông Tô Lâm sau 8 năm chịu làm “bề tôi trung thành” dưới trướng ông Trọng, thì đã gặp được thời điểm “chín muồi” để ra tay.

Cái uy của ông Trọng trong Đảng quá lớn khiến Tô Lâm không dám làm liều. Cái uy ấy thể hiện rất rõ trong việc đưa 4 người thuộc Ban Bí thư vào Bộ Chính trị cùng một lúc, mặc dù lúc ấy ông Trọng đã rất yếu. Ông Trọng nằm trên giường bệnh mà làm được điều này, trong khi, phải vất vả lắm ông Tô Lâm mới đưa được 1 đàn em vào Bộ Chính trị, dù nắm binh quyền trong tay.

Sức khỏe ông Trọng đi xuống, không ai mừng bằng Tô Lâm. Ông Bộ trưởng Bộ Công an khi đó canh từng hơi thở của ông Trọng, đến lúc ông Trọng không còn khả năng chống trả, thì Tô Lâm mới ra tay với Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ. Ngay khi ông Trọng nhắm mắt xuôi tay, là lúc Tô Lâm hoàn thành dã tâm đoạt ngôi.

Cũng suốt năm 2024, ông Phạm Minh Chính chỉ biết âm thầm chịu đựng. Có lẽ, vì quen chịu đựng những đòn đánh của Tô Lâm từ khi còn làm Bộ trưởng, nên khi ông Tô Lâm làm Tổng Bí thư, ông Chính cũng thể hiện sức chịu đựng tốt. Dù ông Tô Lâm đã có quyền lực lớn hơn, phe Hưng Yên cũng đã thêm người trong Bộ Chính trị, nhưng vẫn chưa làm gì được ông Chính.

Nhưng im lặng chịu đựng không phải là giải pháp lâu bền, ngày nào còn Tô Lâm, thì ngày đó Phạm Minh Chính không được yên ổn.

Năm 2025 – năm để các phe phái chạy nước rút, nhằm giành lấy những miếng ngon trên mâm quyền lực. Ông Tô Lâm đã đưa ông Trần Lưu Quang về Ban Bí thư, để chuẩn bị đưa vào Bộ Chính trị. Đây là nhân sự dự bị cho ghế Thủ tướng của Phạm Minh Chính. Dù muốn hay không, ở giai đoạn nước rút này, ông Tô Lâm cần phải thực hiện được 2 việc, đó là nâng Trần Lưu Quang lên và hạ Phạm Minh Chính xuống.

Với vị thế hiện nay, dù muốn hay không, ông Chính cũng buộc phải chọn phe, để “chiến” với ông Tô Lâm. Không còn nhiều thời gian để chần chừ chịu đòn. Nếu không đánh thì ông Chính cũng sẽ bị đánh, nên chọn cách ngồi chờ không phải là giải pháp tốt.

Những ngày cuối năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính có những hoạt động, có vẻ như nghiêng về phe Chủ tịch nước Lương Cường. Ngày 11/12/2024, ông Lương Cường đến Bộ Công an thúc hối thực hiện chính sách tinh giảm. Ngày 30/12/2024, ông Phạm Minh Chính cũng đến Bộ Công an thúc giục. Có lẽ, đây là dấu hiệu cho thấy, ông Chính đã chọn phe.

Mối quan hệ trong Bộ Quốc phòng rất phức tạp, tại đây, có rất nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Trong đó, có thể kể đến nhóm Lương Cường, nhóm Phan Văn Giang, và nhóm Hưng Yên. Thời gian gần đây, ông Phan Văn Giang đã tỏ ra gần gũi hơn với ông Lương Cường. Tuy nhiên, có thể hình thành một liên minh vững mạnh hay không, thì cần phải đợi một thời gian nữa mới đánh giá được.

Trên thực tế, ông Phan Văn Giang và ông Phạm Minh Chính có mối quan hệ về sinh mệnh chính trị. Cả 2 đều có tử huyệt là bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn của AIC. Có lẽ, vì thế mà ông Chính không thể đứng ngoài quyền lợi của nhóm quân đội, đặc biệt là với nhóm Phan Văn Giang.

Ông Tô Lâm đang quyết tâm “bứng” ông Chính ra khỏi Chính phủ, là điều có thể dễ dàng nhìn thấy. Dù biết, việc bắt bà Nhàn là rất khó, nhưng cũng không thể khẳng định bà Nhàn an toàn 100%. Ông Tô Lâm vẫn đang tìm cách.

Với kẻ chuyên tấn công như Tô Lâm, có nên chỉ cố chịu đòn? Tại sao không lấy tấn công làm phòng thủ? Bởi nếu không ra tay với Tô Lâm, thì cũng sẽ bị Tô Lâm ra tay.

Năm 2025, ông Phạm Minh Chính sẽ công khai đối đầu với ông Tô Lâm, hay tiếp tục “nhịn nhục”?

Hãy chờ xem!

 

Thái Hà – Thoibao.de